Monday 26 November 2012

Sơ cứu trẻ nhỏ bị dị vật đường thở

Sặc cháo khi ăn là một tai nạn dị vật đường thở hay gặp ở trẻ em.
 
Để phòng những biến chứng đáng tiếc như trường hợp tổn thương não do trẻ bị sặc cháo vừa qua, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần biết cách sơ cứu ban đầu để phòng nguy cơ tử vong.
Sặc cháo khi ăn là một tai nạn dị vật đường thở hay gặp ở trẻ em. Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khi bị dị vật đường thở nói chung và bị sặc cháo nói riêng, cần sơ cứu kịp thời bằng cách áp dụng phương pháp vỗ lưng và ép ngực.
Phương pháp vỗ lưng được thực hiện với người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngữa, đầu thấp. Người sơ cứu vỗ 5 lần vừa phải vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai.
Sơ cứu trẻ nhỏ bị sặc cháo - 1
Phương pháp sơ cứu vỗ lưng khi trẻ sặc cháo (Ảnh internet)
Phương pháp ép ngực được thực hiện nếu dị vật chưa thoát ra sau khi dùng phương pháp vỗ lưng. Cần lật trẻ nằm ngữa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngữa, đầu thấp. Xác định vị trí ép ngực trẻ ở dưới điểm giao nhau giữa xương ức và đường ngang qua 2 núm vú. Để tìm vị trí ép ngực chính xác, cần đặt 3 ngón tay dọc theo xương ức bắt đầu từ điểm giao nhau vừa xác định, sau đó rút bớt 1 ngón tay sát điểm giao nhau. Tiếp theo dùng 2 ngón tay ấn 5 lần vừa phải theo hướng từ ngoài vào trong và từ dưới lên trên.
Nên làm xen kẽ 2 phương pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi vị vật đường thở được tống ra ngoài.
Khi dị vật đường thở vẫn chưa được tống ra, trẻ trở nên bất tỉnh thì phải xử trí như các trường hợp trẻ bị bất tỉnh. Nếu trẻ nhỏ không thở, không có mạch; cần tiến hành hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực với phương pháp thổi ngạt 5 lần bằng cách nâng ngửa đầu trẻ, áp miệng trùm kín miệng và mũi của trẻ; thổi hơi vừa phải và quan sát lồng ngực trẻ; sau đó kiểm tra lại. Khi có mạch, có thở thì đặt trẻ về tư thế nằm nghiêng an toàn, tiếp tục theo dõi và chuyển đến cơ sở y tế.
Nếu trẻ không thở, không có mạch thì tiến hành thổi ngạt kết hợp với ép tim ngoài lồng ngực. Đặt trẻ nằm ngửa trên nền phẳng, cứng. Ép tim ngoài lồng ngực tại vị trí dưới điểm giao nhau giữa xương ức và đường ngang qua 2 núm vú; nên đặt 3 ngón tay dọc theo xương ức bắt đầu từ điểm giao nhau vừa xác định, sau đó rút bớt 1 ngón tay sát điểm giao nhau. Thực hiện với tần số 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt, được gọi là 1 chu kỳ. Làm 5 chu kỳ liên tục, sau đó dừng lại, kiểm tra mạch, nhịp thở của trẻ. Thực hiện liên tục cho đến khi trẻ có dấu hiệu đáp ứng thể hiện như có mạch đập và thở được.
Sơ cứu trẻ nhỏ bị sặc cháo - 2
Phương pháp ép tim ngoài lồng ngực (Ảnh internet)
Cảnh báo nếu trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị dị vật đường thở như sặc cháo khi ăn, cần sơ cứu kịp thời bằng phương pháp vỗ lưng và ép ngực. Nếu thất bại, trẻ bất tỉnh và đi vào hôn mê, phải sơ cứu khẩn cấp bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực. Trước khi có nhân viên y tế trợ giúp, cộng đồng người dân cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ thuật cần thiết để sơ cứu trong những trường hợp cần thiết.
Theo TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh (Theo DT)

Friday 6 July 2012

Trình tự cho con bú những ngày đầu tiên

Thông thường, khi bé mới sinh ra, y tá tắm rửa, vệ sinh và cân đo cho bé xong sẽ đưa bé để mẹ cho bú luôn. Bé được đặt nằm úp lên người mẹ, mút những giọt sữa non đầu tiên. Lượng sữa non tuy rất ít nhưng lại cực kỳ quan trọng vì chứa nhiều chất đề kháng cho bé.

Sau khi về phòng, nên cho bé bú 3-4 tiếng 1 lần, dù sữa mẹ chưa về hoặc mới về rất rất ít. Khi mới sinh ra, trẻ em thường ngủ tít nên mẹ phải liên tục xoay nắn bàn chân, xoa dưới cằm, xoa tai... để đánh thức bé trong khi bé ti ti mẹ; đồng thời nhẹ nhàng nắn ti mẹ để sữa ra được dễ và đều đặn hơn.

Chú ý nếu má bé hóp thì tức là ti mẹ chưa vào đủ sâu trong mồm hoặc nếu bé chỉ mút chùn chụt như kiểu mút ti giả thì cũng không mút được sữa. Trong mấy ngày đầu, tuy bé không bú được đủ sữa mẹ nhưng cũng không cần thiết phải cho ăn thêm sữa ngoài. Nếu thấy không yên tâm thì có thể cho bé ăn thêm khoảng 5-10ml nước đường hoặc sữa công thức. Nên chọn loại sữa công thức nhạt để tránh việc bé chê sữa mẹ sau này.

Điều quan trọng nhất để mẹ có đủ sữa cho con bú là phải cho bé bú đều đặn 3-4 tiếng 1 lần hoặc bất cứ lúc nào bé khóc. Nguyên tắc là bé càng mút nhiều thì sữa mẹ càng về nhanh. Ngoài ra, trong thời gian này mẹ nên chịu khó ăn tinh bột, ăn nóng uống nóng, uống thật nhiều nước, uống thêm sữa (nhưng không cần quá nhiều vì uống sữa không có nghĩa là sẽ ra nhiều sữa). Trước khi cho bú nên lấy khăn ấm hoặc khăn hơi nóng chườm vào ti mẹ sẽ giúp thông sữa tốt hơn. Ở nước ngoài, không kiêng cữ như ở VN thì khi tắm mẹ nên dùng vòi hoa sen xối nước ấm vào ngực. Lực phun của nước sẽ mát-xa toàn bộ bầu ngực, giúp sữa về nhanh hơn. Bên cạnh đó, nên áp dụng biện pháp mát-xa nhẹ nhàng (theo hướng dẫn ở phần sau), tuyệt đối không day nắn quá mạnh gây tổn thương cho các mô và tuyến sữa. Tư thế mẹ ngồi hơi cúi cho con bú cũng giúp bé mút dễ hơn vì tận dụng được lực hút của trái đất; tuy nhiên phải đặc biệt chú ý để vú mẹ không đè vào mũi bé gây ngạt thở.


Cách mát-xa giúp mẹ mau có sữa:

Tối ưu nhất là massage khi sữa chưa về. Tiến hành trước 10am, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần chỉ cần lặp lại động tác từ 10-15 lần. Vô cùng đơn giản.

Tác dụng: Sau vài lần massage là đã có thể có sữa cho bé.

Cách massage:
Người mẹ ngồi thẳng lưng, vén áo lên. Người massage ngồi sau lưng, áp hai lòng bàn tay vào phía dưới bầu ngực, thẳng đầu ti xuống. Từ từ miết hai tay kéo ra phía sau lưng. Khi ở sau lưng thì chỉ cần miết các ngón tay giống như kiểu đánh gió (vì lúc đó đương nhiên không thể úp 2 lòng bàn tay vào lưng được nữa) Khi gần đến sống lưng thì vuốt ngược lên, song song 2 bên sống lưng. Khi đến chân cổ thì day day ở đó từ 5-7 giây.

Một cách để kiểm tra xem có đúng là sữa mẹ không đủ cho bé no hay không: Cân bỉm của bé trước và sau khi bé ị. Nếu trong 24h, lượng phân của bé đạt 300g tức là bé ăn đủ, không bị đói.


Sunday 1 July 2012

Kiểm tra chiều cao, cân nặng của Bé

http://www.medindia.net/patients/calculators/ideal_weight_infant.asp

http://choicungbe.com/tre-thong-minh/bang-chieu-cao-va-can-nang-chuan-o-tre-duoi-5-tuoi.ccb

Làm gì khi Bé bị táo bón

  • Xem lại chế độ dinh dưỡng của mẹ có đủ chất xơ không (nếu vẫn cho con bú)
  • Cho bé uống thêm nước lọc, nước táo/mận (có pha thêm nước theo tỉ lệ: 50-50)
  • Không cho bé ăn cà rốt nấu chín/chuối/nước sốt táo (apple sauce) vì những thức ăn này làm rắn phân
  • Cho bé ăn nhiều rau
  • Xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ (xoa vòng nhỏ từ rốn rồi xoa rộng ra)
  • Cho bé tập thể dục chân (theo kiểu đi xe đạp)
Nếu vài ngày sau khi thay đổi chế độ dinh dưỡng rồi mà bé đi phân vẫn rắn, hoặc không đi ngoài thường xuyên như bình thường thì mới dùng đến thuốc bôi và viên thụt.

Một bài viết nên đọc để phòng táo bón cho bé, và cách xử lý khi bé bị táo bón
http://vnexpress.net/GL/Doi-song/Benh-duong-ruot/2010/03/3BA19918/

Tập cho Bé ăn dặm

Nguồn: Blog của bạn Tú Hằng, bài viết đầy đủ xem tại đây

Về cơ bản, khi ăn dặm mẹ và bé chỉ cần những thứ sau: Máy xay sinh tố, Ghế ăn, Xửng hấp, Yếm. Thìa, cốc, bát nếu muốn đơn giản có thể dùng đồ có sẵn trong gia đình (thìa nhỏ).

Một vài kinh nghiệm chia sẻ với mọi người.

Bé càng lớn thì việc tập cho ngồi ghế ăn và đeo yếm càng trở nên khó khăn. Nên bắt đầu những việc này từ lúc bé tập ăn dặm (tầm 6 tháng). Các bé ở nước ngoài dù có hiếu động đến mấy cũng vẫn chịu ngồi ghế ăn. Vì thế mình cho rằng việc bé không chịu ngồi ghế và chạy loanh quanh thường là do cha mẹ không tập cho bé những thói quen đơn giản này từ lúc đầu, hoặc ghế không có dây đeo qua vai.

Ngay cả khi bé đã chịu ngồi ghế như bé nhà mình, khi được 10 tháng bé hiếu động hơn, nên nhiều lúc bé bực tức vì phải ngồi trong đó. Khi ấy mình phải cho bé đồ chơi, và cứ thế mẹ đút, con thì vừa nhai vừa chơi. Hoặc đến khi bé một tuổi, mình cho bé cầm thìa cùng xúc với mẹ thì bé mới chịu. Thế là hai mẹ con mỗi người một thìa, bé thì tập xúc, mẹ thì tranh thủ xúc cho bé ăn được miếng nào là mừng miếng ấy. Hiệu quả phết :)

Mình rất tâm đắc với bộ đồ đựng thức ăn của Avent. Minh thường nấu một nồi cháo to cho bé ăn được chừng 6 bữa (6 hộp). Khi cháo nguội mình cất hộp vào ngăn đá, khi ăn đem giã đông. Lý tưởng nhất là giã đông bằng Avent food warmer, còn lười thì cho vào lò vi sóng (nhựa chịu được nhiệt và chịu được lạnh ở mức độ đông đá). Món “đông lạnh” này hợp với các món cháo có củ quả như cháo bí đỏ, khoai tây, cà rốt. Còn cháo có rau như cháo súp lơ xanh, cháo zuchinni thì thường nấu xong ăn ngay mới ngon, để lạnh hâm lại ăn thấy ngang ngang.



Ngoài ra nếu bạn muốn con mình tập ăn hoa quả từ sớm (mà không lo bị nghẹn) thì dùng lưới ăn hoa quả. Mình không dùng nên không rõ thế nào. Có vẻ như việc rửa cái lưới này hơi lâu một chút.

Lưu ý khi dạy Bé

(copy tu webtretho)

1. Nói ít, làm nhiều

Thống kê cho thấy mỗi ngày trẻ em nhận được khoảng 2000 mệnh lệnh hay yêu cầu của người lớn. Do vậy, nếu trẻ em trở nên ‘điếc’ trước cha mẹ thì âu cũng là điều dễ hiểu. Thay vì quát tháo, la hét, rầy la, kêu ca, cằn nhằn, cha mẹ hãy tự hỏi: ‘Ta cần LÀM gì?’ Ví dụ, thay vì cằn nhằn về việc trẻ em không lộn tất ra khi cởi ra, hãy chỉ giặt những cái đã lộn. Hành động thường hiệu quả hơn lời nói. (Action speaks louder than words).

2. Tách biệt hành vi và thủ phạm

Đừng bao giờ bảo trẻ em là chúng xấu/hư vì điều này sẽ làm hỏng lòng tự trọng của trẻ. Hãy giúp trẻ em nhận ra rằng không phải chúng ta không thích hay không yêu nó mà là chúng ta không tán thành hay thấy khó chấp nhận hành vi của nó. Để trẻ có lòng tự trọng, chúng cần phải biết rằng chúng được yêu thương vô điều kiện, bất chấp chúng làm cái gì. Đừng bao giờ rút lại tình yêu thương dành cho chúng với hy vọng điều đó sẽ làm chúng sẽ ngoan lên.

3. Tạo cho trẻ cơ hội để thể hiện quyền lực
Nếu không, chúng sẽ tự tìm ra những cách không thích hợp để thể hiện! Những cách có thể làm trẻ em cảm thấy mình có quyền lực và thấy mình là người đáng giá là: hỏi ‎ kiến của chúng, để chúng tự chọn lựa, để chúng giúp những việc chúng có thể làm được, yêu cầu chúng giúp đỡ hay cố vấn… Một đứa trẻ 2 tuổi có thể rửa bát đĩa nhựa, nhặt rau, hay cất bát đũa đi. Thông thường, người lớn làm thay cho chúng bởi vì chúng ta có thể làm nhanh gọn hơn, nhưng hậu quả lại là làm cho trẻ cảm thấy chúng không quan trọng.

4. Chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết

Trước mỗi tình huống chúng ta hãy tự hỏi: điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không can thiệp? Nếu chúng ta can thiệp một cách không cần thiết thì vô tình chúng ta đã làm mất đi cơ hội để trẻ rút kinh nghiệm từ hành động của chúng. Bằng cách để cho các hậu quả xảy ra, chúng ta còn tránh được việc gây tổn hại đến quan hệ của chúng ta với trẻ khi chúng ta cằn nhằn nhắc nhở chúng quá nhiều. Chẳng hạn, nếu trẻ quên không mang đồ ăn trưa, chúng ta không nên mang đến cho chúng. Hãy để nó tự tìm ra giải pháp và biết việc cần ghi nhớ quan trọng thế nào.

5. Rút lui khi có xung đột
Nếu trẻ nắn gân chúng ta bằng cách hờn dỗi, cáu giận, hay nói năng vô lễ, cách tôt nhất là chúng ta rút lui khỏi chỗ đó hoặc nói với chúng rằng chúng ta ở phòng cạnh nếu chúng muốn làm lại (try again). Không nên tỏ thái độ bực tức hay thất bại khi rút lui. Nếu cha mẹ cảm thấy không thể rút lui được hay không kiềm chế được thì hãy ngồi yên và đếm từ 1 đến 10 để hạ hỏa!

6. Dành thời gian chơi và nói chuyện với trẻ
Người lớn, vì nhiều lí do, thường không chịu lắng nghe hay chỉ giả vờ nghe những gì trẻ nói. Đó cũng là một trong những lí do trẻ em trở nên hư và nhiều hậu quả tình cảm khác. Dành thời gian với trẻ sẽ giúp chúng phát triển lòng tự tin và tự trọng, nhưng nên nhớ rằng cái quan trọng là chất lượng chơi và nói chuyện chứ không phải là thời gian chơi nhiều hay ít. Cũng cần phải thừa nhận rằng cảm xúc thì không có gì là sai hay đúng cả. Do vậy, nếu bé nói ‘Mẹ ơi, mẹ chả bao giờ chơi với con cả!’ cho dù bạn vừa mới chơi với bé, hãy hiểu rằng chúng chỉ đang bày tỏ cảm xúc của chúng thôi. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là xác nhận cảm xúc đó của bé bằng cách nói, ‘Ừ nhỉ, hình như đã lâu lắm rồi mẹ con ta chưa chơi với nhau thì phải.’

7. Thông báo trước cho trẻ

Việc trẻ em hờn dỗi có thể làm nhiều cha mẹ nổi cơn tam bành. Trẻ thường hờn dỗi khi chúng cảm thấy bất lực và không được thông báo trước. Thay vì bảo bé phải ngừng chơi ngay để đi về nhà, chúng ta hãy thông báo cho bé biết là bé còn 5 phút hay 10 phút nữa – thời gian này cho phép bé làm nốt những gì đang làm dở và cũng là để chuẩn bị tâm lí cho bé.

8. Né tránh xung đột khi xảy tranh tranh giành quyền lực
Bước đầu tiên là né tránh. Một bà mẹ yêu cầu con gái 3 tuổi đi ngủ vì đã đến giờ. Bé trả lời, ‘Không!’ Cảm thấy mình bị thách thức, bà mẹ liền nói, ‘Con muốn tự đi lên phòng hay con muốn mẹ bế con lên phòng nào?’ ‘Con muốn mẹ bế con trồng cây chuối và cù con khi bế con lên phòng’, bé trả lời.
Bà mẹ đã nhận ra tín hiệu ‘thách đấu’ của bé và đã né tránh xung đột (không tham gia tranh giành quyền lực mà cũng không nhượng bộ) và đã kết thúc có hậu. Bằng việc né tránh xung đột, chúng ta muốn chuyển đến bé thông điệp rằng: ‘Mẹ sẽ không ‘chiến đấu’ với con đâu, mẹ cũng không làm con tổn thương đâu, mẹ cũng không tỏ quyền lực với con đâu, nhưng mẹ cũng không nhượng bộ con đâu!’

9. Cho trẻ em lựa chọn chứ không ra lệnh
Sau khi đã né tránh tranh giành quyền lưc, bước tiếp theo là đưa ra những sự lựa chọn chứ không phải mệnh lệnh. Một ông bố muốn thay tã cho con 18 tháng nhưng bé phản đối đã cho bé chọn được thay tã ở phòng nào. Bé chọn một phòng, nhưng ngay sau khi vào phòng bé lại không muốn thay tã nữa. Ông bố tiếp tục cho bé chọn được thay ở giường nào, bé chỉ vào một giường, thế là việc thay tã đã được thực hiện và ‘cuộc ‘đấu tranh giành quyền lực đã kết thúc một cách nhẹ nhàng.
Khi đưa ra những sự lựa chọn cho trẻ, phải đảm bảo rằng những sự lựa chọn đó là chấp nhận được. Đừng bắt trẻ phải chọn giữa ngồi yên và rời khỏi nhà hàng nếu bạn không có ‎định rời nhà hàng.
Cũng phải đảm bảo rằng bạn không đưa ra quá nhiều sự lựa chọn độc đoán. Một lựa chọn độc đoán là một lựa chọn quá hẹp làm trẻ thấy không còn chút tự do nào. Mặc dù lựa chọn hẹp cũng có thể có lợi cho trẻ trong một số tình huống nhất định, tốt hơn là nên cố gắng đưa ra những lựa chọn gọi mở mỗi khi có thể.
Những sự lựa chọn cũng không nên có yếu tố trừng phạt trong đó. Chẳng hạn, bảo bé rằng, ‘Hoặc con nhặt đồ chơi lên hoặc con ra toa-lét’ sẽ làm trẻ cảm thấy sợ hãi bị đe dọa hơn là cho trẻ cơ hội thể hiện quyền lực.

10. Cả hai cùng thắng

Các cuộc tranh giành quyền lực thường đi đến kết cục một người thắng một người thua – một kết cục không phải lúc nào cũng hay ho như thường tưởng. Một giải pháp ‘cả hai cùng thắng’ là giải pháp trong đó cả hai phía đều cảm thấy mình đạt được cái mình muốn. Để cả hai bên cùng thắng đòi hỏi phải có sự mặc cả thương lượng. Cha mẹ có thể đáp lại yêu cầu của trẻ bằng cách nói, ‘Con thắng như vậy cũng được đấy, và mẹ muốn con thắng. Nhưng mẹ cũng muốn thắng. Con có thể nghĩ ra cách gì để cả hai mẹ con ta cùng thắng không?’

11. Sự bất lực nuôi dưỡng ‎tư tưởng muốn trả thù
Những trẻ em bị tước đoạt hết quyền lực, cảm thấy bất lực, thường tìm cách giành lại quyền lực bằng cách trả thù. Chúng sẽ tìm cách gây tổn thương cho người khác khi chúng cảm thấy bị tổn thương, và chúng thường có những hành vi mà cuối cùng lại làm tổn thương bản thân chúng. Khi 2-3 tuổi, sự trả thù có thể có hình thức cãi lại hay cố ‎ đánh đổ đồ ăn. Ở tuổi 16-17, có thể là dùng các chất bị cấm hay uống rượu, trốn đi khỏi nhà, thậm chí tự tử. Hãy cố gắng tạo cơ hội thích hợp cho trẻ được thực hành và thể hiện quyền lực của mình. Đó cũng là cách để chúng tập đưa ra những quyết định đúng đắn và xây dựng lòng tự tin.

12. Đánh trẻ có tác hại gì?
- Làm cho trẻ cảm thấy phẫn uất, bực tức.
- Làm cho trẻ trở nên lì đòn, ngang ngạnh, cứng đầu, thách thức mọi người.
- Làm cho trẻ cảm thấy bị nhục nhã, gây tổn hại cho lòng tự tin.
- ‘Dạy và huấn luyện’ cho trẻ biết cách dùng bạo lực để đoạt được cái gì đó.
- Có thể gây thương tích cho trẻ.
Bạo lực sẽ quay vòng, sẽ kéo theo bạo lực. Bạo lực cấp 1 rồi sẽ đòi hỏi bạo lực cấp 2. Hãy ghi nhớ ‘lạt mềm buộc chặt’.

13. Khen trẻ thế nào?
Tình thương yêu, vẻ mặt, cử chỉ, ngôn từ của chúng ta giúp trẻ xây dựng một hình ảnh được yêu và đáng yêu về bản thân chúng. Khen ngợi sẽ khuyến khích trẻ đương đầu với những thách thức mới và bật lại mỗi khi sự việc không diễn ra như chúng muốn. Ai mà chả thích được khen. Nhưng khen thế nào để đạt hiệu quả?
Lời khen của chúng ta sẽ có tác dụng nếu chúng ta tiến lại gần đứa trẻ, thu hút sự chú ‎ của nó bằng cách gọi tên nó và nhìn thẳng vào mắt nó rồi nói rõ ràng chính xác là chúng ta thích cái gì. Ví dụ, ‘Jane, thế là con biết đánh răng rồi. Tốt/Khá lắm’. Hoặc ‘Chip, cảm ơn con đã giúp mẹ thu dọn đồ chơi. Con làm tốt lắm’. (xem thêm mục 14)
Lời khen của chúng ta sẽ phản tác dụng nếu trẻ cảm thấy nó không chân thành, không tương xứng với vẻ mặt và giọng nói của chúng ta. Nên tránh khen rồi lại đèo thêm một chỉ trích sau đó vì điều này sẽ làm lời khen mất hết tác dụng. Chẳng hạn, xin đừng nói, ‘Roy, con thu giường giỏi quá – thật đáng xấu hổ là con không làm như thế hàng ngày!’ hay ‘Lily, con biết tự ăn rồi đấy – thật đáng tiếc là hôm qua con lại đánh vào mặt Mary!’

14. Khen đánh giá hay khen miêu tả? (evaluative or descriptive)
Ví dụ:
- Đánh giá: Con mẹ vẽ đẹp quá!/Con mẹ khỏe quá!
- Miêu tả: Mẹ rất thích những chi tiết con dùng trong bức tranh này. Những màu con chọn cũng rất sống động./ Cái túi nặng quá! Cảm ơn con đã giúp mẹ!
Các nhà sư phạm/tâm lí khuyên các bậc cha mẹ nên sử dụng lời khen miêu tả thay cho lời khen đánh giá vì lí do sau. Lời khen đánh giá làm trẻ trở nên lệ thuộc vào sự đánh giá và phê chuẩn của người lớn. Chúng mong đợi chúng ta đánh giá thẩm định những việc làm hay hành vi của chúng là tốt hay xấu là được hay chưa được, do vậy chúng sẽ không phát triển được khả năng tự đánh giá và tính độc lập. Chúng dần mất đi khả năng tự đánh giá hành vi của bản thân mình và luôn trông chờ sự đánh giá ‘chấm điểm’ của người lớn.
Khen miêu tả là tạo cơ hội để trẻ được tự đánh giá mình – nói theo cách nhiều người thường nói là để trẻ được âm ỉ thỏa mãn trong lòng. Nếu bạn muốn con gái mình tập trung chú ‎ vào hiệu quả của việc nó vừa làm với bạn Mary, bạn có thể nói, ‘Con nhìn Mary kìa! Bạn ấy trông thật là vui vì con đã cho bạn ấy mượn đồ chơi.’ Bằng cách này, chúng ta giúp trẻ nhận ra hành vi của chúng có tác động như thế nào lên người khác.
Một lời khen miêu tả thường có hai phần. Phần thứ nhất bạn nói những gì bạn nhìn thấy hay nghe thấy. Phần thứ hai nói bạn cảm thấy thế nào. Ví dụ: Mẹ thấy phòng của con hôm nay rất gọn gàng. Mẹ cảm thấy không mệt nữa.’ hoặc ‘Con làm đúng như mẹ yêu cầu. Cảm ơn con’.
Kết luận: hãy hạn chế khen vã (khen đánh giá) và hãy tập và tăng cường khen miêu tả. Nhưng hãy ghi nhớ: đừng bao giờ dùng lời khen miêu tả khi bạn nóng giận vì khi đó nó sẽ có vẻ như mỉa mai nói móc. Và cũng không khen những gì đã trở thành thói quen tốt.

Wednesday 21 December 2011

Vì cuộc đời là những chuyến đi

Hôm qua Bé Nhóc đã được theo mẹ đi Great Barrier Reef - rặng đá ngầm, san hô nổi tiếng thế giới, trải dài tới hơn 2000km dọc bờ biển Queensland và là single structure duy nhất trên thế giới được tạo thành bởi các sinh vật sống.

Bé Nhóc đã có một ngày tuyệt vời và rất cừ khôi! Suốt 70 phút "lênh đênh" trên biển ra Greenland Island và chiều về 70 phút gió to và mặt biển không êm ái lúc triều lên, Bé Nhóc không hề làm mẹ nôn nao khó chịu một chút nào! Mẹ đã consult bác sỹ, chỉ cần mẹ không leo núi, nhảy bungee, chèo thuyền vượt thác... và không lặn biển xem san hô (which you and/or I will surely do some other time in the future) thì Bé Nhóc sẽ completely fine. Mẹ mừng vì Bé Nhóc thấy "dễ chịu" khi đi du lịch cùng mẹ. "Vì cuộc đời là những chuyến đi", mẹ mong Bé Nhóc sau này sẽ bay cao, bay xa, ngắm nhìn thế giới tươi đẹp, sống một cuộc sống phóng khoáng và hạnh phúc một cách phóng khoáng!